Đồng Tháp đã chọn cây xoài là một trong năm ngành hàng trong tái cơ cấu nông nghiệp (Agri) của tỉnh, diện tích trồng xoài chiếm trên 14.000ha, sản lượng hơn 150.000 tấn/năm, ước đạt giá trị gần 2.700 tỉ đồng.
Lễ hội xoài đồng tháp
Vùng trồng xoài chuyên canh chất lượng cao
Ông Lê Quốc Điền – phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp – cho biết việc tổ chức sản xuất xoài đảm bảo quy trình nghiêm ngặt từ quản lý vùng nguyên liệu đạt chuẩn, phân loại đồng đều, làm sạch tốt đảm bảo dư lượng và chất lượng.
“Tỉnh đã quy hoạch vùng chuyên canh trồng xoài Cát Chu (60% diện tích) và xoài cát Hòa Lộc (30% diện tích) tập trung nhiều nhất ở huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh. Nông dân thực hiện trồng rải vụ, thu lợi nhuận cao hơn từ 50-60 triệu đồng/ha.
Áp dụng mô hình kỹ thuật bao trái xoài theo tiêu chuẩn GAP chiếm 85% diện tích; công nghệ sau thu hoạch, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, thu lãi cao hơn xoài không bao trái từ 50-80 triệu đồng/ha”, ông Điền nói.
Toàn tỉnh có 8 đơn vị sản xuất xoài đạt chuẩn OCOP, trong đó có 4/12 sản phẩm đạt 4 sao. Phát triển chuỗi phục vụ thương mại cho xoài, hỗ trợ kinh phí đầu tư hệ thống máy móc, kho bãi, vận chuyển nông sản.
Hiện nay Đồng Tháp có 18 hợp tác xã, 36 hội quán nông dân trồng xoài tổ chức liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển chuỗi phục vụ thương mại cho xoài, hỗ trợ kinh phí đầu tư hệ thống máy móc, kho bãi, vận chuyển nông sản.
Đa dạng hóa sản phẩm từ xoài
Hiện nay ngoài ăn tươi, xoài còn được chế biến giúp gia tăng giá trị, bảo quản được lâu như rượu xoài, mứt xoài, xoài sấy dẻo, các loại bánh từ xoài thơm ngon, hấp dẫn.
Các doanh nghiệp hướng đến quy trình sử dụng, tái chế phụ phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất, chế biến rau quả… tạo giá trị gia tăng cao; xử lý phế phụ phẩm trong sản xuất, chế biến vỏ, hạt xoài để tạo ra thức ăn chăn nuôi, phân bón…; hình thành các mô hình doanh nghiệp kinh tế tuần hoàn trong ngành chế biến xoài.
Ông Trần Quan Thâu (chủ cơ sở sản xuất xoài sấy dẻo xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh) cho biết chế biến có thể tận dụng được hết các trái xoài loại 2, loại 3, những trái xoài có hình thức không đẹp nhưng chất lượng thịt trái thì hoàn toàn không hề thua kém xoài tươi loại 1.
“Chế biến là giải pháp giúp đa dạng các sản phẩm từ trái xoài, giúp nhà vườn giảm lượng ùn ứ khi vào mùa vụ. Trung bình mỗi tháng cơ sở cung ứng khoảng 180kg xoài sấy thành phẩm, tương đương 1,8 tấn xoài tươi, giá từ 550.000 – 600.000 đồng/kg, cao hơn gấp 2,5 lần so với xoài tươi”, ông Thâu chia sẻ.
Còn anh Võ Duy Khánh (thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh), thanh niên khởi nghiệp với mô hình nuôi ruồi lính đen bằng cách tận dụng phế phẩm, phụ phẩm từ trái xoài, đã tạo ra dòng sản phẩm dịch thủy phân từ ấu trùng ruồi lính đen phục vụ lại ngành trồng trọt.
“Trang trại tiêu thụ 2 – 3 tấn/ngày phụ phẩm từ trái xoài, cung cấp khoảng 100kg ấu trùng và trên 300 lít chế phẩm sinh học được chiết xuất từ ấu trùng ruồi lính đen thủy phân. Các dòng sản phẩm dịch thủy phân từ ấu trùng ruồi lính đen phân phối rộng rãi đến hầu hết các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long”, anh Khánh cho biết.
Chuyển đổi số đưa ngành xoài đi xa
Ông Nguyễn Phú Hiệp, tổ trưởng Tổ hợp tác xoài Bà Két (xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh), là một trong những nông dân tích cực ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Thời điểm dịch COVID-19, mua bán khó khăn, Tổ hợp tác dùng mạng xã hội để quảng bá và giới thiệu sản phẩm, kết hợp với web nông sản làm tem truy xuất nguồn gốc, lập fanpage riêng để minh bạch sản phẩm… nhờ đó được khách hàng tin dùng.
“Xoài của Tổ hợp tác xoài Ba Két đã được cấp mã số vùng trồng, quản lý trên phần mềm Kipus, gồm quản lý nhật ký điện tử cấp tem có mã QR, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử của Postmart. Nhờ đó bán được lượng hàng lớn hơn và đủ điều kiện tham gia đăng ký sản phẩm OCOP”, ông Hiệp nói.
Ông Nguyễn Phước Thiện – phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp – cho biết tỉnh đã tự làm mã vùng trồng đặc biệt hướng tới những thị trường có khuynh hướng tiêu thụ xoài, giao cho hợp tác xã hội quán cơ quan cấp huyện, xã quản lý về mặt nhà nước.
“Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện, cũng như chia sẻ cho doanh nghiệp sử dụng mã vùng trồng với điều kiện đảm bảo minh bạch, có trách nhiệm nhằm mục tiêu đưa ngành xoài Đồng Tháp phát triển nhiều hơn. Tỉnh đã triển khai chuyển đổi số nông nghiệp trên nền tảng số, truy xuất nguồn gốc.
Ngành nông nghiệp có nhiều chính sách hỗ trợ bà con, song song đó yêu cầu phải tham gia chuyển đổi số để đảm bảo minh bạch đối với người tiêu dùng”, ông Thiện nói thêm.
Xoài Đồng Tháp đã khẳng định giá trị thương hiệu và chỉ dẫn địa lý xoài Cao Lãnh, ưu tiên đi các thị trường như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Hong Kong. Nghiên cứu thị trường chính ngạch của Trung Quốc, các nước EU và Hoa Kỳ, Hà Lan…
PS: Công ty sx – tm nhựa Chí Thành BC sản xuất và cung cấp dây đai nhựa đạt chuẩn đóng gói xuất đi thị trường Châu Âu, Châu Mỹ (Tự công bố, kiểm nghiệm),…
Nguồn tham khảo: https://tuoitre.vn/dong-thap-voi-chuoi-nganh-hang-xoai-chat-luong-cao-2023050210421673.htm