Dừa tươi Việt Nam sắp trở lại Mỹ

Trong chuyến thăm Việt Nam vừa kết thúc ngày 1-3, hai thứ trưởng nông nghiệp Mỹ thông báo dừa tươi sắp trở thành loại trái cây thứ tám của Việt Nam được Mỹ cấp phép nhập khẩu.

Sơ chế và đóng gói dừa xuất khẩu tại Công ty Vina T&T
Sơ chế và đóng gói dừa xuất khẩu tại Công ty Vina T&T

Trước mắt vẫn còn nhiều việc phải làm cho loại trái – dừa tươi này.

Gần 15 năm sau khi thanh long trở thành loại trái cây đầu tiên được tiếp cận thị trường Mỹ, đến nay Việt Nam đã có bảy loại trái cây được cấp phép là thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, vú sữa, xoài và bưởi. Nếu mọi việc suôn sẻ,

dừa tươi nguyên vỏ sẽ là loại tiếp theo được cấp phép trong vài tháng tới.

Doanh nghiệp, nông dân trồng dừa tươi cùng vui
Trái dừa vốn không xa lạ với người tiêu dùng Mỹ. Dừa Việt Nam đã có mặt tại thị trường này từ năm 2017 ở dạng gọt sạch vỏ xanh bên ngoài để uống nước. Tuy nhiên từ đầu năm 2022 đến nay, việc xuất khẩu này bị nghẽn lại sau khi phía Mỹ siết chặt các quy định và yêu cầu phải gọt đến tận sọ. Điều này khiến thời gian bảo quản ngắn hơn, chất lượng cũng không bằng như trước nên tính cạnh tranh bị giảm sút.

“Việc không xuất khẩu được dừa sang Mỹ khiến doanh nghiệp bị thiệt hại. Chúng tôi không xuất khẩu được cũng khiến người nông dân trồng dừa lao đao khi giá bán không tốt”, ông Nguyễn Đình Mười, phó tổng giám đốc Công ty Vina T&T, chia sẻ với Tuổi Trẻ. Đây là một trong các doanh nghiệp tiên phong đưa dừa sang Mỹ, có thời điểm mỗi tuần xuất hơn 100.000 trái.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, việc Mỹ siết lại quy định phải gọt dừa đến tận sọ bên cạnh các yêu cầu khác như chiếu xạ là nhằm bảo đảm không có mầm bệnh hay côn trùng gây hại. Sau nhiều phản ánh của các doanh nghiệp và cơ quan Việt Nam, phía Mỹ đã ban hành kết quả phân tích nguy cơ dịch hại đối với dừa tươi Việt Nam. Văn bản này sau đó đã được chuyển cho phía Việt Nam lấy ý kiến từ cơ quan chuyên môn, địa phương và doanh nghiệp để làm cơ sở thảo luận và thống nhất.

Quá trình này sẽ kết thúc vào hôm nay 2-3, sau đó văn bản mà hai bên đã nhất trí sẽ được đăng tải trên một trang web liên bang trong 60 ngày nữa để ghi nhận thêm các ý kiến từ phía Mỹ. Sau thời gian này, nếu suôn sẻ, quả dừa tươi nguyên vỏ sẽ chính thức được cấp phép vào Mỹ. Trái dừa được giữ nguyên vỏ không chỉ giúp đảm bảo chất lượng mà còn tăng khả năng cạnh tranh do vận chuyển dễ hơn.

Nên tranh thủ cả thời gian chờ
“Chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam và Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) để thúc đẩy tiếp cận thị trường cho dừa tươi và chanh leo Việt Nam. Đến nay APHIS đã hoàn thành quy trình đánh giá rủi ro với dừa, chuẩn bị chính thức cấp phép cho loại trái cây tươi thứ tám của Việt Nam trong thời gian tới”, Tham tán thương mại Đỗ Ngọc Hưng, trưởng Cơ quan thương vụ Việt Nam tại Mỹ, nói với Tuổi Trẻ.

Theo ông Hưng, hệ thống các quy định và tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của Mỹ rất phức tạp ở cấp bang và liên bang. Thực phẩm nhập khẩu thường tuân thủ các quy định cấp liên bang nhưng để lưu thông được tại các bang thì lại chịu sự điều chỉnh của luật từng bang. Về nguyên tắc, các quy định tiểu bang có thể nghiêm ngặt hơn nhưng không được phép lỏng hơn so với cấp liên bang.

Việc dừa sắp trở lại thị trường khó tính như Mỹ là một tin vui với nông dân các vùng trồng nhiều dừa, đặc biệt là Bến Tre. Ông Huỳnh Quang Đức, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, cho biết toàn tỉnh có 15.869ha dừa uống nước (dừa xiêm xanh, là loại có thể xuất sang Mỹ – PV).

Tiềm năng mở rộng là rất lớn do diện tích dừa loại này chỉ chiếm 20,34% tổng diện tích dừa Bến Tre. Tỉnh cũng có hơn 17.200ha sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, trong đó gần 10.900ha đã được cấp chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ, Nhật và Liên minh châu Âu. Tuy nhiên dừa hữu cơ chủ yếu là dừa công nghiệp dùng làm các sản phẩm như dầu dừa tinh khiết, cốt dừa, cơm dừa nạo sấy.

“Các tổ chức cấp chứng nhận luôn kiểm tra, đánh giá hằng năm. Hiện chúng tôi đã hỗ trợ các doanh nghiệp làm sẵn một số mô hình liên quan mã số vùng trồng, nhà đóng gói, khi cần là nhân rộng ra ngay”, ông Đức nói và cho biết dừa xuất khẩu của tỉnh chủ yếu đến từ các vùng đã có giấy chứng nhận sản xuất hữu cơ.

Về phía doanh nghiệp, ông Mười của Vina T&T cho biết đang theo sát quá trình cấp phép. Doanh nghiệp này thường xuyên điều chỉnh, tái đánh giá vùng trồng mỗi năm. Để bảo đảm chất lượng ổn định, Vina T&T cũng đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn của nhà máy đóng gói, đồng thời kiểm soát chất lượng đầu vào từ khâu canh tác, bón phân đến thu hoạch và vận chuyển về nhà máy sơ chế, đóng gói.

Sơ chế và đóng gói dừa xuất khẩu tại Công ty Vina T&T
Đóng gói dừa xuất khẩu

PS: Công ty sx – tm nhựa Chí Thành BC sản xuất và cung cấp Dây đai nhựa – Túi lưới nhựa đạt chuẩn đóng gói xuất đi thị trường Châu Âu, Châu Mỹ (Tự công bố, kiểm nghiệm),…

Nguồn tham khảo: https://tuoitre.vn/dua-tuoi-viet-nam-sap-tro-lai-my-20230301224422841.htm

5/5 - (3 bình chọn)

2 COMMENTS

  1. Tin vui cho nhà sản xuất bao bì

    1. Cảm ơn nhe

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top