Tọa đàm xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt

8 giờ 30 phút sáng nay (6.4) tại trụ sở Báo Thanh Niên (268 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM) diễn ra Tọa đàm “Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt”.

Tọa đàm có sự tham gia của ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT; ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương; lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long, Cà Mau; lãnh đạo Sở Công thương, Sở NN-PTNT các tỉnh Vĩnh Long, Cà Mau, Hậu Giang, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu, TP.Cần Thơ; chuyên gia nông nghiệp – GS TS Võ Tòng Xuân; chuyên gia thương hiệu – ông Trần Bảo Minh, Phó chủ tịch Nutifood; lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp: TTC Group, Tập đoàn Tân Long, C.P Việt Nam, Trà Rồng Vàng… cùng các tổ chức tài chính, ngân hàng Agribank, HD Bank, Vina Capital…

Các đại biểu sẽ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm cũng như đề xuất chính sách, giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc để xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt. Để đưa nông sản Việt Nam về đúng vai trò, vị thế của mình trên thị trường thế giới.

Có nhiều định nghĩa về thương hiệu quốc gia nhưng với người tiêu dùng, thương hiệu quốc gia đơn giản là khi nói đến thương hiệu đó, người ta nghĩ ngay đến quốc gia sản sinh ra. Chẳng hạn, trong lĩnh vực nông sản, nói đến cá hồi, chúng ta nghĩ tới Na Uy, bò Kobe của Nhật, táo Mỹ, kiwi New Zealand…

Vậy, nhắc đến Việt Nam, quốc gia có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu trên thế giới, người tiêu dùng sẽ nghĩ đến sản phẩm nào? Rất khó có câu trả lời bởi thực tế, chúng ta chưa xây dựng được thương hiệu nông sản đủ mạnh để trở thành thương hiệu quốc gia khi xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Cũng vì thế, cùng là sầu riêng, nhưng sầu riêng Malaysia có thương hiệu nên giá rất cao, trong khi chất lượng sầu riêng Việt Nam không kém thì giá rẻ hơn. Việt Nam xuất khẩu chuối qua Trung Quốc số lượng lớn nhưng đa số người tiêu dùng chỉ biết đến chuối Philippines. Là quốc gia có các mặt hàng nông sản xuất khẩu “top” đầu thế giới, song tên tuổi, vị thế nông sản Việt vẫn chưa thể định hình, định danh trên thị trường quốc tế khi có tới gần 80% sản phẩm đến tay người tiêu dùng dưới danh nghĩa của những doanh nghiệp nước ngoài.

Vị thế nông sản Việt Nam còn chênh vênh
Vị thế nông sản Việt Nam còn chênh vênh

Ở thời điểm hiện tại, xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt trở nên cấp bách hơn bao giờ hết khi chúng ta mở được nhiều cánh cửa thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, EU… qua các hiệp định thương mại đa phương, song phương đã ký kết và có hiệu lực. Đặc biệt Trung Quốc, thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới ở sát ngay bên cạnh cũng chính thức mở cửa cho nhiều nông sản Việt Nam với các yêu cầu cao hơn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xây dựng thành công thương hiệu quốc gia sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giúp bà con nông dân thoát khỏi vấn nạn “trồng chặt”, có thu nhập cao hơn, ổn định hơn, gia tăng số lượng nông dân tỉ phú. Từ đó, tiến tới một nền kinh tế nông nghiệp giá trị cao thay vì sản xuất nông nghiệp và “buôn chuyến” như hiện nay.

Dây đai nhựa SP - dùng đóng gói mít thái xuất khẩu
Dây đai nhựa SP – dùng đóng gói mít thái xuất khẩu

PS: Công ty sx – tm nhựa Chí Thành BC sản xuất và cung cấp dây đai nhựa – túi lưới nhựa đạt chuẩn đóng gói xuất đi thị trường Châu Âu, Châu Mỹ (Tự công bố, kiểm nghiệm),..

Nguồn tham khảo: https://thanhnien.vn/toa-dam-xay-dung-thuong-hieu-quoc-gia-cho-nong-san-viet-sap-bat-dau-185230405144259583.htm

5/5 - (3 bình chọn)
Back to top