HCM Đồng bằng sông Cửu Long hợp tác lĩnh vực lợi thế

Thời gian tới, với tinh thần “muốn đi xa phải đi cùng nhau”, TP.HCM và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hợp tác có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên lợi thế nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển chung của vùng.

Thời gian tới, với tinh thần “muốn đi xa phải đi cùng nhau”, TP.HCM và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hợp tác có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên lợi thế nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển chung của vùng.
Thời gian tới, với tinh thần “muốn đi xa phải đi cùng nhau”, TP.HCM và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hợp tác có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên lợi thế nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển chung của vùng.

Lãnh đạo TP.HCM và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thống nhất như vậy tại hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế – xã hội giữa TP.HCM với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày 11-3.

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo đột phá cho nền kinh tế của từng địa phương, mở ra cơ hội mới để thu hút các dự án từ các nhà đầu tư TP.HCM cho các địa phương trong vùng.

Ông Tam cho rằng sự hợp tác toàn diện giữa TP.HCM và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội tại các địa phương và có đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của cả nước.

Ông Phạm Thiện Nghĩa – chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp – cho hay hiện nay Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt nhiều thách thức, nhất là từ tác động của biến đổi khí hậu, khai thác sử dụng nước ở thượng nguồn.

Bên cạnh đó là những yếu kém nội tại của nền sản xuất nhỏ, thiếu hợp tác, liên kết, kết cấu hạ tầng còn bất cập trước yêu cầu sản xuất quy mô lớn, thiếu hạ tầng logistics phục vụ nông nghiệp…

Theo ông Nghĩa, hiện nay Đồng Tháp xác định lấy “kinh tế xanh” là phương hướng chủ đạo trong phát triển các ngành, lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế nhằm giảm phát thải, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Tỉnh Đồng Tháp đang tập trung vào năm ngành hàng chủ lực lúa gạo, cá tra, xoài, hoa kiểng, sen; nông nghiệp công nghệ cao, cơ khí phục vụ nông nghiệp, du lịch, công nghiệp cơ khí phục vụ công nghiệp; cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến, chế tạo…

Ông Nguyễn Văn Út – chủ tịch UBND tỉnh Long An – cũng cho rằng để việc liên kết giữa các địa phương có hiệu quả, cần phải thành lập Hội đồng liên kết giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh sự phát triển của TP có sự đóng góp rất lớn của các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, việc liên kết giữa TP.HCM và các tỉnh, thành khu vực này là việc làm hết sức cần thiết và quyết liệt.

Tuy nhiên, theo ông Mãi, chương trình hợp tác liên kết cần có trọng tâm để mang lại hiệu quả. Về phía TP.HCM, ông Mãi cho biết sẽ chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với các sở, ngành của các địa phương thực hiện ngay chương trình liên kết, đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch hợp tác cụ thể từng năm.

Dịp này, 45 doanh nghiệp, hợp tác xã của TP.HCM và 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trên các lĩnh vực.

Thời gian tới, với tinh thần “muốn đi xa phải đi cùng nhau”, TP.HCM và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hợp tác có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên lợi thế nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển chung của vùng.

PS: Công ty sx – tm nhựa Chí Thành BC sản xuất và cung cấp túi lưới nhựa – dây đai nhựa đạt chuẩn đóng gói xuất đi thị trường,…

Nguồn tham khảo: https://tuoitre.vn/tp-hcm-va-dong-bang-song-cuu-long-uu-tien-hop-tac-cac-linh-vuc-loi-the-20230311135625982.htm

5/5 - (4 bình chọn)
Back to top